Doanh nghiệp Việt Nam hành động vì Môi trường
Doanh nghiệp Việt Nam hành động vì Môi trường
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dự án
  • Ngân hàng ý tưởng
  • Thành viên
  • Tin tức & Sự kiện
  • Liên hệ
  • English

PROJECTS

28
Apr
Tìm kiếm cơ hội hợp tác thí điểm mô hình sản xuất tơ sen tại An Giang

By: vb4e

Comments: 0

Tìm kiếm cơ hội hợp tác thí điểm mô hình sản xuất tơ sen tại An Giang

Ngày 27-28/3, trong khuôn khổ dự án “Thí điểm mô hình sinh kế dựa vào đồng lũ hỗ trợ trữ nước tại đồng bắng sông Cửu Long” do Coca-Cola tài trợ, IUCN cùng Viện Kinh tế Sinh thái (ECO-ECO) tổ chức hoạt động tìm hiểu về hiện trạng canh tác và sản xuất tơ sen tại KBTTNĐNN Láng Sen, làm việc với hợp tác xã dệt thổ cẩm người Khmer và thăm làng nghề dệt truyền thống tại Tịnh Biên, An Giang để nghiên cứu khả năng phát triển ngành sản xuất tơ sen tại khu vực này.

Việc xây dựng mô hình thí điểm sản xuất tơ sen tại làng nghề sẽ góp phần hỗ trợ xây dựng các mô hình sinh kế dựa vào đồng lũ, trữ nước góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện sinh kế người dân qua hoạt động sản xuất tơ sen từ cuống sen. Đây cũng là một đề xuất dự án nằm trong ngân hàng ý tưởng của VB4E.

Trong thời gian tới, thông qua VB4E, chúng tôi tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác là những tổ chức và doanh nghiệp cùng phối hợp thực hiện ý tưởng dự án nói trên.

Mời xem tờ gấp dự án tại đây: LINK

28
Apr
Liên minh các siêu thị cam kết giảm rác thải nhựa

By: vb4e

Comments: 0

Liên minh các siêu thị cam kết giảm rác thải nhựa

Ngày 31/3/2021 tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên Môi trường (ISPONRE) – một trong ba đồng sáng lập của VB4E – phối hợp cùng Sở Công thương tổ chức hội thảo tham vấn doanh nghiệp về việc xây dựng Liên minh các siêu thị cam kết giảm rác thải nhựa với sự tham gia của đại diện một số siêu thị lớn như AEON, Lotte, Mega Market, An Nam, Big C,.. và chuỗi cửa hàng tiện ích TH True Mart.

 

Các doanh nghiệp đã lắng nghe những kinh nghiệm của siêu thị An Nam và Mega Market trong việc giảm rác nhựa dùng một lần đồng thời nêu ra một số những khó khăn và thách thức trong việc tham gia Liên minh như tính bền vững của Liên minh, chi phí chuyển đổi sang túi thân thiện với môi trường, nguồn vật liệu thay thế, nhà cung cấp, thói quen người tiêu dùng, sự cam kết đồng loạt, hành lang pháp lý cũng như vai trò của nhà nước,…

Đại diện của Liên minh VB4E bao gồm Quỹ vì tầm vóc Việt (VSF), Ban phát triển bền vững của tập đoàn TH và IUCN cũng tham dự hội thảo. Trong thời gian tới, VSF sẽ phối hợp cùng với ISPONRE, IDH và Hội kinh tế Môi trường huy động thêm nguồn lực từ các doanh nghiệp khác để hỗ trợ chi phí cho các siêu thị trong quá trình chuyển đổi sang túi thân thiện với môi trường.

 

Hoạt động này được hỗ trợ bởi dự án “Suy nghĩ lại về nhựa – giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biển” do Liên minh châu Âu và Chính phủ Đức tài trợ. Cơ quan hợp tác kỹ thuật quốc tế Pháp – Expertise France là đơn vị triển khai dự án này tại Việt Nam.

26
Apr
Sáng kiến Thúc đẩy Cam kết Đa dạng sinh học (BIODEV2030)

By: vb4e

Comments: 0

Sáng kiến Thúc đẩy Cam kết Đa dạng sinh học (BIODEV2030)

Sáng kiến BIODEV2030 do AFD và Cơ quan hợp tác kỹ thuật quốc tế Pháp (Expertise France) tài trợ, được thực hiện tại 16 quốc gia dưới sự điều phối của IUCN và WWF. Tại Việt Nam, sáng kiến sẽ do WWF điều phối cùng các nước Cameroon, Cộng hoà Congo, Gabon, Guyana, Madagascar, Tunisia, Uganda. IUCN sẽ điều phối thực hiện dự án tại các nước: Benin, Burkina Faso, Ethiopia, Fiji, Guinea-Conakry, Kenya, Mozambique, và Senegal.

 

Mục tiêu của BIODEV 2030 là thúc đẩy các quyết định chính sách hướng tới một nền kinh tế xanh, tiến hành đánh giá khoa học về những tác nhân gây ra suy giảm đa dạng sinh học tại Việt Nam từ đó xác định hai ngành nghề kinh tế chính có tác động nhiều nhất đến suy giảm đa dạng sinh học, xây dựng Cam kết Đa dạng sinh học Tự nguyện (VBC) của các doanh nghiệp thuộc hai ngành nói trên, góp phần giảm mức độ suy thoái đa dạng sinh học tại Việt Nam.

 

IUCN Việt Nam hiện là thành viên ban cố vấn và là đối tác chính hỗ trợ thực hiện BIODEV2030 cùng Cục bảo tồn Đa dạng Sinh học, Bộ TNMT. Trong thời gian tới, IUCN thông qua VB4E sẽ kết nối, hợp tác với các doanh nghiệp thúc đẩy sáng kiến nói trên.

 

Thông tin thêm về BIODEV2030, vui lòng truy cập website: https://www.biodev2030.org/

31
Mar
IUCN tham vấn về Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR)

By: vb4e

Comments: 0

IUCN tham vấn về Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR)

Ngày 18/12/2020, IUCN phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) tổ chức hội thảo tham vấn các doanh nghiệp về Dự thảo Nghị định quy định Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Hội thảo do Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E), dự án MARPLASTICCs và quan hệ đối tác chiến lược IUCN-PROVN tài trợ, và thu hút 75 đại biểu đến từ các công ty, tổ chức tái chế, tổ chức phi chính phủ tham gia.

Sau khi Luật Bảo vệ Môi trường mới được thông qua vào tháng 11/2020, hội thảo này là cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà sản xuất thảo luận về việc sẽ chịu trách nhiệm như thế nào đối với khâu xử lý phế thải của sản phẩm và chia sẻ kinh nghiệm làm sao để thân thiện hơn với môi trường.

Phát biểu mở màn, ông Jake Brunner, Trưởng nhóm IUCN Indo-Burma, trình bày chi tiết những thách thức về môi trường mà xã hội hiện đang phải đối mặt và cách thức hợp tác liên ngành hiệu quả để cải thiện vấn đề. Đồng thời nhấn mạnh kinh tế chính trị là rào cản lớn nhất đối với việc ban hành EPR hiệu quả vì có thể khó đảm bảo rằng tất cả các bên đều có động cơ tuân thủ một cách thích hợp.

Theo luật Bảo vệ Môi trường mới, các doanh nghiệp có thể thực hiện EPR theo một trong ba cách: (1) tự tái chế, (2) tái chế thông qua bên thứ ba là một Tổ chức tái chế sản phẩm (PRO) hoặc (3) đóng góp tài chính cho Quỹ Môi trường Việt Nam (VEF).

Bà Nguyễn Hoàng Phượng nêu lên các khía cạnh khác nhau của EPR áp dụng cho sáu lĩnh vực: thực phẩm và đồ uống, đồ điện, săm lốp, ắc quy, dầu nhờn và xe điện. Các cách thức EPR vận hành bao gồm từ việc thu hồi sản phẩm, đến trả tiền để thu gom phế thải và cung cấp nhiều thông tin hơn cho người tiêu dùng để nâng cao nhận thức.

Các bài học kinh nghiệm về EPR ở nước ngoài được ông Kim Ih Hwan chia sẻ cặn kẽ qua cách tiếp cận của Hàn Quốc có hiệu lực từ năm 2002. Theo đó, các quy định lập pháp về EPR tiến triển theo từng giai đoạn và Hàn Quốc cũng xử lý được vấn đề “những kẻ ăn không” không tuân thủ EPR.

Do EPR tăng cường trách nhiệm giải trình của các nhà sản xuất, câu hỏi được đặt ra để thực sự hiểu thành viên nào trong dây chuyền sản xuất phải chịu trách nhiệm giải trình và hành động của họ sẽ được giám sát ở mức độ nào.

Phần hỏi đáp tập trung vào tìm hiểu ai là nhà sản xuất và cách chúng ta xác định việc phân cấp trách nhiệm. Để giảm thiểu tình trạng không tuân thủ, các đại biểu đồng thuận rằng những công ty lớn nhất phải có trách nhiệm pháp lý cao nhất.

Dù rằng trong tương lai còn nhiều thách thức, EPR là điểm vượt trội luật môi trường trước đây, tạo cơ hội cho Việt Nam giải quyết vấn nạn suy thoái môi trường.

Bế mạc hội thảo, Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ TN & MT Phan Tuấn Hùng cảm ơn các đại biểu đã đóng góp ý kiến thiết thực và tin tưởng rằng EPR sẽ góp phần làm giảm tác động đến môi trường Việt Nam.

31
Mar
Cơ hội nhận tài trợ từ CEPF

By: vb4e

Comments: 0

Cơ hội nhận tài trợ từ CEPF

 

Từ ngày 21/1/2021, Quỹ đối tác các hệ sinh thái trọng yếu (CEPF) thông qua IUCN kêu gọi đề xuất dự án cho khu vực Điểm nóng sinh học Indo-Burma. Theo đó, các nước hợp lệ là Campuchia, Trung Quốc, CHDCND Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hạn cuối cho các tổ chức quan tâm nộp đề xuất là 5/2. Mức tài trợ chia thành 2 gói: gói tài trợ nhỏ có thể lên tới 40.000 đô la/dự án, và gói tà trợ lớn từ 40.000 – 250.000 đô la/dự án.

Để có thêm thông tin, vui lòng truy cập đường link sau:
https://www.cepf.net/grants/open-calls-for-proposals/2020-indoburma-small-and-large-grants
Tải bản đầy đủ chi tiến ở đây.

30
Mar
Tham vấn doanh nghiệp về chuyển đổi cà phê và sử dụng nước ở Tây Nguyên

By: vb4e

Comments: 0

Tham vấn doanh nghiệp về chuyển đổi cà phê và sử dụng nước ở Tây Nguyên

 

Ngày 10/9/2020, IUCN tổ chức tham vấn doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh về các cơ hội chuyển đổi sản xuất cà phê ở Tây Nguyên sang mô hình cây trồng đa dạng và thích ứng hơn với khí hậu. Sự kiện thu hút đại diện của 15 công ty chế biến, bán lẻ và người mua cà phê, và do hai sáng kiến ​​của IUCN gồm Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E) và Xây dựng Đối thoại và Quản trị Sông (BRIDGE) đồng tài trợ.

Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị nhất của Việt Nam. Với lượng xuất khẩu đạt đỉnh vào năm 2018 là 30 triệu bao, trị giá 3,54 tỷ USD và hỗ trợ sinh kế cho hơn 2 triệu người, chủ yếu ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, sản xuất cà phê ở đây đang gặp thách thức từ tình trạng lãng phí trong khâu tưới, mực nước ngầm suy giảm vào mùa khô, hạn hán thường xuyên hơn, năng suất giảm, qua đó đe dọa đến chuỗi cung ứng vào thời điểm tiêu thụ cà phê toàn cầu tăng trung bình 1-3% mỗi năm. Trong đợt hạn hán năm 2016, hàng trăm hồ chứa cạn kiệt khiến hơn 165.000 ha cà phê bị ảnh hưởng, 40.000 ha mất trắng.

Tại hội thảo tham vấn, TS. Dave Dhaeze trình bày kết quả một nghiên cứu cho IUCN về chi phí và lợi ích từ chuyển đổi 200.000 ha cà phê độc canh ở tỉnh Đắk Lắk thành hỗn hợp cây trồng tiêu thụ ít nước hơn gồm cà phê, tiêu, sầu riêng và bơ. Chuyển đổi này tạo ra giá trị cây trồng gấp 2,5 lần, giữ được sản lượng cà phê hiện tại và tiết kiệm khoảng 150 triệu mét khối nước mỗi năm từ giảm lượng nước tưới. Tổng chi phí khoảng 300 triệu đô la trong 30 năm (tương đương 60 đô la/nông dân/năm) – một khoản đầu tư nhỏ so với lợi ích kinh tế và môi trường thu được.

Các đại biểu đặt nhiều câu hỏi về tính khả thi và quy mô của việc chuyển đổi, về khả năng tiêu thụ của thị trường khi sản lượng hạt tiêu, sầu riêng và bơ tăng lên, về sự cần thiết phải trồng các loại cây trồng bổ sung, và liệu cách tiếp cận này cung cấp một mô hình tốt hay chỉ là chứng nhận cải thiện thực sự về bền vững môi trường, về sự cần thiết thí điểm cách tiếp cận này ở quy mô đủ lớn như cấp huyện hoặc tiểu lưu vực sông, và cần thực hiện nghiên cứu chi tiết hơn trong 3 đến 5 năm – khoảng thời gian phù hợp hơn với nông dân.

Thách thức lớn nhất khi triển khai cách tiếp cận này là nông dân phải mất 10 năm để thu hồi vốn. Và để bù đắp chênh lệch thu nhập này cần có sự tham gia tích cực của chính phủ. Đó cũng là những bước tiếp theo VB4E sẽ tiến hành trong thời gian tới.

30
Mar
Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững dựa vào lũ ở Đồng Tháp Mười

By: vb4e

Comments: 0

Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững dựa vào lũ ở Đồng Tháp Mười

 

Ngày 25/5/2020, tại xã Tân Kiều (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp), Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Tháp Mười phối hợp với Viện Địa lý Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tập huấn “Xây dựng mô hình sinh kế bền vững vùng Đồng Tháp Mười”. Đại diện IUCN Việt Nam, các huyện Tam Nông, Tân Hồng, Tháp Mười và 50 xã viên HTX Tân Kiều tham dự.

Buổi tập huấn truyền đạt những kiến ​​thức quan trọng cho người nông dân, bao gồm cả lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về các mô hình sinh kế dựa vào lũ như nuôi thủy sản – trồng sen ở vùng ngập lũ. Những người tham gia thảo luận sôi nổi và hiệu quả về cách bảo quản cá và ứng phó với bệnh dịch trên các loài động thực vật, chẳng hạn như cây sen. Tất cả học viên đều cho rằng khóa đào tạo rất hữu ích và mong muốn có những hoạt động tương tự trong tương lai.

Bà Nguyễn Thị Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tháp Mười – cam đoan với hội viên nông dân trước những băn khoăn về tài chính khi thực hiện mô hình. Một nông dân bày tỏ: “Chúng tôi quan tâm và muốn áp dụng mô hình, nhưng khả năng tài chính còn hạn chế. Chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương hỗ trợ chúng tôi thực hiện mô hình này”.

Bà Nguyễn Thị Thúy vui mừng thông báo với các đại biểu rằng để thực hiện mô hình thí điểm, Hội Nông dân huyện dành 800 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân cho những hộ có nhu cầu vay vốn sản xuất và ưu tiên các mô hình sinh kế bền vững.

Đây là chỉ dấu tích cực cho thấy các hoạt động và mô hình dự án của IUCN đã được chính quyền địa phương ghi nhận và sẽ nhân rộng ra cộng đồng thông qua các buổi tập huấn và hỗ trợ kinh phí.

Trong năm 2020, IUCN tiếp tục hỗ trợ cộng đồng xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp triển khai mô hình “Nuôi cá trong mùa lũ” nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân thông qua hình thức đồng quản lý. Với sự ủng hộ của các nhà tài trợ, chính quyền địa phương và người dân, chúng tôi tin tưởng rằng dự án của IUCN do Quỹ Coca Cola tài trợ sẽ thành công và mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương thông qua các mô hình sinh kế bền vững trong mùa lũ.

30
Mar
Khởi động Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E)

By: vb4e

Comments: 0

Khởi động Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E)

 

Ngày 17/6/2020, tại Hà Nội, IUCN khởi động Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E) nhằm tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Khoảng 90 đại biểu từ các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp tham dự buổi ra mắt sáng kiến này. Lễ khởi động cũng giới thiệu một phương thức công nhận bảo tồn mới là “Các biện pháp bảo tồn dựa trên khu vực hiệu quả khác” (OECM). OECM là cơ hội để ghi nhận đóng góp của các doanh nghiệp và cộng đồng vào bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc cải thiện quản lý tài sản của chính họ.

“Hợp tác cùng các doanh nghiệp góp phần bảo vệ môi trường là một cơ hội rất thú vi. Liên minh VB4E là sáng kiến ​​đầu tiên do IUCN khởi xướng tại Việt Nam trong chương trình hơp tác với doanh nghiệp nhưng chúng tôi rất lạc quan về tương lai của sáng kiến này. Thay vì xây dựng quan hệ song phương với từng doanh nghiệp riêng rẽ, giờ đây chúng tôi có thể làm việc cùng nhau như một nhóm chung chí hướng gồm các doanh nghiệp, đối tác chính phủ và tổ chức phi chính phủ”, ông Jake Brunner, Trưởng nhóm IUCN Khu vực IUCN Indo-Burma cho biết.

VB4E sẽ tập trung vào nâng cao năng lực, vận động chính sách và xây dựng ngân hàng ý tưởng, kết nối “cung” của doanh nghiệp với “cầu” của các tổ chức xã hội vào xây dựng và thực hiệncác dự án chung nhằm giải quyết những thách thức về môi trường. Các dự án có thể bao gồm một hoặc nhiều hơn trong tám chủ đề: bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý rác nhựa, phát triển du lịch bền vững, bảo tồn biển và ven biển, phục hồi cảnh quan rừng, bảo tồn nước và đất ngập nước, năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu.

GS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE) chúc mừng IUCN xây dựng một tầm nhìn tích cực như VB4E. Đề cập đến sự thay đổi môi trường ở Việt Nam trong những năm gần đây, TS Nguyễn Thế Chinh nêu bật vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường, đồng thời đánh giá cao vai trò tiên phong của Tập đoàn TH trong liên minh.

Là thành viên sáng lập VB4E, Tập đoàn TH nhấn mạnh cam kết bảo vệ môi trường. Bà Hoàng Thị Thanh Thủy, Trưởng ban Điều phối Phát triển Bền vững của Tập đoàn TH, khẳng định nhiệm vụ thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trình bày chi tiết về kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Công ty TNHH MTV Đường Nghệ An – một chi nhánh của Tập đoàn TH tại tỉnh Nghệ An.

Ông Harry Jonas thuộc Ủy ban Thế giới về Khu bảo tồn của IUCN cũng trình bày nội dung thứ hai trong chương trình khởi động liên minh về OECM như một phương thức ghi nhận các nô lực bảo tồn đa dạng sinh học mới.

OECM là một phương thức ghi nhận những nỗ lực bảo tồn tại những khu vực đạt được hiệu quả bảo tồn nội vi bên ngoài các khu bảo tồn. Theo ông Harry Jonas, một OECM phải đáp ứng các điều kiện chính như nằm ngoài hệ thống các khu bảo tồn, có cơ quan có thẩm quyền quản trị bền vững và mang lại hiệu quả bảo tồn nội vi dài hạn.

Ông Nguyễn Đức Tú, Điều phối viên Đa dạng sinh IUCN Việt Nam, trình bày về OECM trong bối cảnh Việt Nam: “Chúng ta có một số khu bảo tồn đất ngập nước trong các hệ thống rừng nhưng còn nhiều chồng chéo. OECM mang lại cho chúng ta cơ hội công nhận rõ ràng những khu vực có tính độc đáo cần được bảo tồn”.

Các đại biểu tham gia lễ khởi động cũng thảo luận về OECM. Một số đại biểu khuyến nghị nên thận trọng khi đưa OECM vào khuôn khổ pháp lý vì khái niệm này còn quá mới, trong khi nhiều đại biểu cho rằng OECM có tiềm năng thúc đẩy sự đóng góp của  khu vực bên ngoài nhà nướcvào bảo tồn đa dạng sinh học. Một số ý kiến chỉ ra sự cần thiết phải đảm bảo chất lượng để OECM không làm loãng các nỗ lực bảo tồn. IUCN khẳng định mặc dù OECM ​​mới chỉ ở giai đoạn ban đầu nhưng tất cả các bước đang được thực hiện để xây dựng hướng dẫn OECM phù hợp.

Để tìm hiểu thêm về Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam xin mời truy cập: https://www.vb4e.com/en/

Để hiểu thêm về OECM, xin mời truy cập: https://www.iucn.org/news/viet-nam/202005/oecms-a-new-conservation-opportunity-viet-nam

12
Jan
Doanh nghiệp hỗ trợ bảo tồn nước tại tỉnh Đồng Tháp

By: vb4e

Comments: 0

Doanh nghiệp Tham gia Hỗ trợ Bảo tồn nguồn nước tại tỉnh Đồng Tháp

 

Trong 2 ngày 24 và 25/12/2020, thông qua VB4E, IUCN tổ chức gặp mặt Nhóm Cố vấn Quốc gia (NAB) về bảo tồn Nước và Đất ngập nước tại tỉnh Đồng Tháp, đồng thời tham quan thực tế tại rừng phòng hộ Bắc Tháp Mười. 

20 đại diện đến từ Sở NN & PTNT và Sở KHCN Đồng Tháp, Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF), Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên Môi trường (ISPONRE), các chuyên gia kỹ thuật và nhiều doanh nghiệp như Tập đoàn TH, La Vie và TCPVN tham dự buổi gặp mặt. 

Buổi gặp mặt có mục đích thành lập NAB và tiến hành đánh giá sơ bộ địa điểm tiềm năng cho các các dự án hợp tác giữa IUCN và khối doanh nghiệp.

Cả LaVie và TCPVN bày tỏ quan tâm đến việc phối hợp với IUCN để thực hiện các dự án giảm xâm nhập mặn và cải thiện nước mặt ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các đại biểu cũng điền dã thực tế để đánh giá sơ bộ tính khả thi của các ý tưởng được đề xuất cho dự án hỗ trợ giữ nước trong mùa khô, giảm độ mặn thông qua trồng tràm và hỗ trợ sinh kế cho địa phương. 

Trong thời gian tới, IUCN sẽ tiếp tục làm việc với LaVie và TCPVN để hoàn thiện các đề xuất.

09
Dec
Thanh niên và Doanh nghiệp chung tay hành động giảm rác thải nhựa tại Việt Nam

By: vb4e

Comments: 0

Thanh niên và Doanh nghiệp chung tay hành động giảm rác thải nhựa tại Việt Nam

Ngày 17/10/2021, Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường (VB4E) và Quỹ vì tầm vóc Việt (VSF) tổ chức đối thoại về giảm ô nhiễm nhựa tại Việt Nam. Mục đích của đối thoại là thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp, thanh niên và các bên liên quan để giải quyết những mối đe dọa do rác thải nhựa gây ra tại Việt Nam.

Một trong những lý do các bên tổ chức đối thoại này là dựa trên một báo cáo gần đây do IUCN và Ts. Vương Quân Hoàng thưc hiện về những nền tảng và sáng kiến của doanh nghiệp liên quan đến môi trường Việt Nam. Nghiên cứu đã cho thấy từ năm 2012 – 2019, trên 7 đầu báo, số lượng các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ngày càng tăng với 52 vụ trong khi đó chỉ có 20 hoạt động, sáng kiến về bảo vệ môi trường do doanh nghiệp thực hiện. Do đó, điều quan trọng là nâng cao nhận thức và huy động doanh nghiệp tham gia hợp tác với thanh niên và các bên liên quan góp phần đảm bảo một tương lai bền vững.

Tại sự kiện, một số công ty lớn đã trình bày về các thực hành doanh nghiệp bền vững hiện đang được thực hiện góp giảm ô nhiễm nhựa. Tập đoàn TH giới thiệu về nỗ lực lớn của công ty sản xuất túi vải thay thế cho túi ny-lon tại chuỗi cửa hàng tiện ích TH True Mart. Nhằm khuyến khích sử dụng túi, công ty đưa ra chính sách giảm giá cho khách hàng khi tái sử dụng túi khi mua hàng và giao KPI cho nhân viên để bán những sản phẩm này và tuyên truyền về ý nghĩa của hoạt động.

 

Tập đoàn Telra Pak chia sẻ về chương trình tái chế học đường, tái chế những vỏ hộp sữa vứt đi thành giấy công nghiệp và tấm lợp mái. Đại diện công ty SriThai thông báo về cách tiếp cận 3S (Tiết kiệm năng lượng, Tiết kiệm vật liệu và Bảo vệ thế giới). Cách tiếp cận 3S được thực hiện nhằm mục đích giảm lượng bao bì thải ra nguồn nước và biển và tìm kiếm các giải pháp bền vững trước những vấn đề cấp bách của thời đại này.

Sự kiện còn thu hút sự tham gia của những sáng kiến doanh nghiệp khác để giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa như chương trình nâng cao nhận thức về ô nhiễm nhựa của Hội nữ doanh nhân Hà Nội (HNEW) thông qua nghệ thuật. Nhiếp ảnh gia Hùng Lekima, Đại sứ Đại dương do Bộ TNMT trao tặng, đã trình bày về hành trình săn rác và thông điệp “Du lịch: xả stress không xả rác”. Một triển lãm về “”Nhựa: sự sống hoang dã” do Cơ quan Nghiên cứu vì sự phát triển Pháp (IRD) xuất bản thông qua dự án COMPOSE cũng được trưng bày tại sự kiện cho các bạn thanh niên và doanh nghiệp tham quan.

 

Đối thoai còn thu hút sự tham gia của khoảng 40 thanh niên từ dự án “Thanh niên vì Môi trường” và Sáng kiến Hỗ trợ thanh niên (DynaGen Initiative). Thanh niên có cơ hội thảo luận trực tiếp với các doanh nghiệp về những khó khăn của doanh nghiệp, động cơ tham gia, sự đánh đổi khi thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa. Sinh viên cũng đưa ra những ý kiến như bổ sung thông tin chi tiết về tái chế trên bao bì sản phẩm, huy động sinh viên thu gom rác thải nhựa, tiến hành các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức.

Kết thúc hội thảo, Ts Vũ Khúc Quý, chuyên gia kinh tế môi trường đã có bài trình bày ấn tượng về động lực và xu hướng của doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Ông cho rằng bài học xử lý Covid 19 và bảo vệ môi trường có một mẫu số chung, để thành công được cần có sự tham gia đồng bộ kết hợp chặt chẽ của nhiều giải pháp và nhiều bên liên quan. Ngoài vai trò của nhà nước, các tổ chức xã hội thì rất cần sự chung tay của các doanh nghiệp. Thông qua đối thoại, các bên hy vọng sẽ có thêm nhiều doanh nghệp nhận thức được tầm quan trọng để bảo tồn và bảo vệ môi trường vì một tương lai bền vững.

167483877_273665454293909_3385412455918828905_n
167028410_273665407627247_3209116030659564797_n
165304926_273665434293911_2438047439065050584_n
  • 1
  • 2
Sidebar
  • Tin tức & Sự kiện
  • Tài liệu tải về

Website này được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy điển (Sida) thông qua dự án Rác thải biển và Cộng đồng ven biển (MarPlasticcs) do IUCN thực hiện.

LIÊN HỆ

IUCN Việt Nam

Tầng 1, nhà 2A, Khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, 298 Kim Mã, Hà Nội, Việt Nam
Tel: +84 (24) 3726 1575
[email protected]
Thứ Hai - Thứ Sáu: 8.00 - 17.00

Copyright © VB4E 2018. All rights reserved.

Created by: MDI