Tham vấn doanh nghiệp về chuyển đổi cà phê và sử dụng nước ở Tây Nguyên
Ngày 10/9/2020, IUCN tổ chức tham vấn doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh về các cơ hội chuyển đổi sản xuất cà phê ở Tây Nguyên sang mô hình cây trồng đa dạng và thích ứng hơn với khí hậu. Sự kiện thu hút đại diện của 15 công ty chế biến, bán lẻ và người mua cà phê, và do hai sáng kiến của IUCN gồm Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E) và Xây dựng Đối thoại và Quản trị Sông (BRIDGE) đồng tài trợ.
Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị nhất của Việt Nam. Với lượng xuất khẩu đạt đỉnh vào năm 2018 là 30 triệu bao, trị giá 3,54 tỷ USD và hỗ trợ sinh kế cho hơn 2 triệu người, chủ yếu ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, sản xuất cà phê ở đây đang gặp thách thức từ tình trạng lãng phí trong khâu tưới, mực nước ngầm suy giảm vào mùa khô, hạn hán thường xuyên hơn, năng suất giảm, qua đó đe dọa đến chuỗi cung ứng vào thời điểm tiêu thụ cà phê toàn cầu tăng trung bình 1-3% mỗi năm. Trong đợt hạn hán năm 2016, hàng trăm hồ chứa cạn kiệt khiến hơn 165.000 ha cà phê bị ảnh hưởng, 40.000 ha mất trắng.
Tại hội thảo tham vấn, TS. Dave Dhaeze trình bày kết quả một nghiên cứu cho IUCN về chi phí và lợi ích từ chuyển đổi 200.000 ha cà phê độc canh ở tỉnh Đắk Lắk thành hỗn hợp cây trồng tiêu thụ ít nước hơn gồm cà phê, tiêu, sầu riêng và bơ. Chuyển đổi này tạo ra giá trị cây trồng gấp 2,5 lần, giữ được sản lượng cà phê hiện tại và tiết kiệm khoảng 150 triệu mét khối nước mỗi năm từ giảm lượng nước tưới. Tổng chi phí khoảng 300 triệu đô la trong 30 năm (tương đương 60 đô la/nông dân/năm) – một khoản đầu tư nhỏ so với lợi ích kinh tế và môi trường thu được.
Các đại biểu đặt nhiều câu hỏi về tính khả thi và quy mô của việc chuyển đổi, về khả năng tiêu thụ của thị trường khi sản lượng hạt tiêu, sầu riêng và bơ tăng lên, về sự cần thiết phải trồng các loại cây trồng bổ sung, và liệu cách tiếp cận này cung cấp một mô hình tốt hay chỉ là chứng nhận cải thiện thực sự về bền vững môi trường, về sự cần thiết thí điểm cách tiếp cận này ở quy mô đủ lớn như cấp huyện hoặc tiểu lưu vực sông, và cần thực hiện nghiên cứu chi tiết hơn trong 3 đến 5 năm – khoảng thời gian phù hợp hơn với nông dân.
Thách thức lớn nhất khi triển khai cách tiếp cận này là nông dân phải mất 10 năm để thu hồi vốn. Và để bù đắp chênh lệch thu nhập này cần có sự tham gia tích cực của chính phủ. Đó cũng là những bước tiếp theo VB4E sẽ tiến hành trong thời gian tới.