Doanh nghiệp Việt Nam hành động vì Môi trường
Doanh nghiệp Việt Nam hành động vì Môi trường
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dự án
  • Ngân hàng ý tưởng
  • Thành viên
  • Tin tức & Sự kiện
  • Liên hệ
  • English

PROJECTS

20
Dec

By: lediemquynh

Comments: 0

[eut_title title=”VB4E hợp tác cùng báo Nông nghiệp Việt Nam thúc đẩy truyền thông về Nông nghiệp có Trách nhiệm “]

Nhằm thúc đẩy truyền thông và nâng cao nhận thức về nông nghiệp có trách nhiệm tiếp cận nhiều đối tượng, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ, IUCN thông qua VB4E đã hợp tác với Báo Nông nghiệp Việt Nam (VAN). Trong khuôn khổ hợp tác này, VAN đã đăng loạt bài và tọa đàm về nông nghiệp có trách nhiệm trên các nền tảng trực tuyến, bao gồm các thực hành và sáng kiến tốt từ các doanh nghiệp và cộng đồng trong giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm suy thoái đất do khai thác quá mức, bảo vệ tài nguyên nước, tăng khả năng trữ lũ, tăng trầm tích giảm sụt lún, khôi phục chức năng hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các bài báo thực hiện trong khuân khổ hợp tác được tóm tắt dưới đây.

1. Được cả lúa, được cả rươi nhờ IPM 

Từ chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), hàng nghìn ha đầm rươi ở Hải Phòng có thể kết hợp canh tác nhiều giống lúa chất lượng cao, mang lại “nguồn lợi kép” cho nông dân.

Trước đây, nông dân ít quan tâm đến việc thâm canh thêm cây lúa hay cây trồng khác trên phần diện tích nuôi rươi, hoặc có trồng cũng chỉ để tạo môi trường sinh trưởng cho rươi mà không phải quá chú trọng tới năng suất lúa, bởi lẽ môi trường sống của rươi rất sạch, chỉ cần nước ô nhiễm hoặc có thuốc bảo vệ thực vật thì sẽ coi như thất thu.

Tuy nhiên, qua kiết thức học được từ chương trình IPM, người nông dân đã biết cách tự làm thuốc trừ sâu sinh học với nguyên liệu gồm gừng, tỏi ủ lên men để phun, cho hiệu quả cao, bảo vệ được thiên địch và hạn chế sâu hại.

Để xem bài báo, vui lòng truy cập: LINK

2. Nâng tầm giá trị lúa mùa nổi 

IUCN hợp tác với Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, UBND huyện Tân Hưng (Long An) và Tập Đoàn Lộc Trời triển khai mô hình trồng lúa mùa nổi giúp người dân cải thiện thu nhập bên cạnh mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi dinh dưỡng đất và trữ nước ngọt cho vùng đồng bằng đang ngày càng bị xâm nhập mặn.

Việc sạ giống lúa mùa nổi được triển khai rất đặc biệt bằng cách ứng dụng thiết bị bay không người lái, hứa hẹn đem lại năng suất cao cho người nông dân.

Để xem bài báo, vui lòng truy cập: LINK  

3. Thúc đẩy sinh kế mùa nước nổi vùng ĐBSCL

IUCN Việt Nam thúc đẩy các dự án sinh kế mùa nước nổi cho người dân vùng ĐBSCL bằng nhiều cách khác nhau, thí điểm một số mô hình sinh kế mùa nước nổi trong khu vực như mô hình trồng sen phát triển du lịch, trồng lúa mùa nổi và dạy nghề rút tơ sen dệt vải cho phụ nữ.

Tính hiệu quả của mô hình đã thuyết phục được người dân và chính quyền địa phương tham gia. UBND huyện Tân Hưng (Long An) rất ủng hộ và sẵn sàng tạo điều kiện để dự án triển khai, thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con.

Để xem bài báo, vui lòng truy cập: LINK  

4. Sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp – góc nhìn chuyên gia

Tại Việt Nam, tỉ lệ phế phụ phẩm nông nghiệp ở ngưỡng rất lớn. Tuy nhiên, số lượng phế phụ phẩm được thu gom để tái sử dụng còn hạn chế, gây lãng phí và nhiều hệ lụy môi trường, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.

Buổi tọa đàm với chủ đề: “Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ, gia tăng giá trị sản xuất” đã đưa ra những đánh giá, giải pháp cho việc đưa phế phụ phẩm thành nguồn tài nguyên tái tạo, giúp kéo dài chuỗi giá trị gia tăng.

Để xem bài báo, vui lòng truy cập: LINK 

5. ‘Năng lượng xanh‘ từ mái trang trại bò sữa và bã mía 

Từ nhiều năm nay, Tập đoàn TH đã sản xuất điện từ bã mía – một phụ phẩm của Công ty TNHH Mía đường Nghệ An (NASU) – thành viên của Tập đoàn TH. Biến bã mía thành điện năng, 100% sản lượng điện dùng cho mọi hoạt động của nhà máy NASU đều là điện tự sản xuất, phần còn lại hòa lưới điện quốc gia, bán cho Nhà nước. Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, đối với NASU, mọi chất thải, phụ phẩm đều có giá trị.

Năm 2020, hưởng ứng Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030, Tập đoàn TH đã đầu tư phát triển điện mặt trời từ những mái nhà của cụm trang trại lớn nhất thế giới tại Nghệ An (kỷ lục được chứng nhận năm 2020). Nguồn điện xanh hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Để xem bài báo, vui lòng truy cập: LINK 

6. Sản phẩm sinh học, chìa khóa cho nuôi tôm bền vững 

Ngành thủy sản nói chung và nuôi tôm của nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Môi trường nuôi tôm tại nhiều nơi đối mặt với áp lực do chất thải, ô nhiễm, tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, … Việc lạm dụng khiến tồn dư hóa chất, và kháng sinh trong hoạt động nuôi tôm vẫn chưa được kiểm soát triệt để.

Buổi tọa đàm thảo luận về những định hướng, giải pháp, quản lý và ứng dụng những quy trình tiến bộ kỹ thuật mới, ví du như các sản phẩm sinh học, trong nuôi tôm nhằm giảm thiểu những nguy cơ, rủi ro nói trên để hướng tới nuôi tôm theo hướng bền vững và hài hòa với môi trường sinh thái.

Để xem bài báo, vui lòng truy cập: LINK 

7. Sản xuất điện từ bã mía tiết kiệm năng lượng 

Tập đoàn TH đã và đang sản xuất điện từ bã mía, bã bùn – những sản phẩm phụ từ quá trình ép mía của Công ty TNHH mía đường Nghệ An (NASU – một thành viên của Tập đoàn TH). Tại NASU, công nghệ đồng phát điện từ bã mía được tích hợp vào quy trình sản xuất.

Tuân thủ mô hình kinh tế tuần hoàn, NASU tái sử dụng chất thải và sản phẩm phụ theo phương châm “rác cũng là tài nguyên”. Ngoài bã mía, tất cả sản phẩm phụ từ cây mía đều được NASU sử dụng cho mục đích khác. Nước cũng được NASU sử dụng tuần hoàn.

Để xem bài báo, vui lòng truy cập: LINK  

Sidebar
  • Tin tức & Sự kiện
  • Tài liệu tải về

Website này được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy điển (Sida) thông qua dự án Rác thải biển và Cộng đồng ven biển (MarPlasticcs) do IUCN thực hiện.

LIÊN HỆ

IUCN Việt Nam

Tầng 1, nhà 2A, Khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, 298 Kim Mã, Hà Nội, Việt Nam
Tel: +84 (24) 3726 1575
[email protected]
Thứ Hai - Thứ Sáu: 8.00 - 17.00

Copyright © VB4E 2018. All rights reserved.

Created by: MDI